đang tải...
Sự
KHÔN NGOAN / ĐIÊN RỒ
của
ĐÁM ĐÔNG
thời gian chơi: 30 phút • tác giả nicky case • dịch bởi [Nghia Le] •
đang tải... Bắt đầu chơi


Ngài Issac Newton khá chắc rằng mình là một người
thông minh. Sau khi phát minh ra giải tích và luật vạn
vật hấp dẫn, ông ta đủ thông minh để thực hiện vài vụ đầu tư
tài chính, phải không? Nhưng, ông ấy đã mất $4.600.000
(đổi ra đồng $ hiện tại) trong vụ bong bóng kinh tế
South Sea Bubble năm 1720.

Theo như Newton nói: “Tôi có thể tính được chuyển động của các
vật thể trong vũ trụ, nhưng không tính được sự điên cuồng của con người.”
quá buồn cho ông
Tất nhiên, đó không phải lần duy nhất mà
các thị trường, các cơ quan, hay cả nền dân chủ
trở nên rối tung — sự điên cuồng của đám đông.
Vậy mà ngay khi bạn vừa mất niềm tin vào nhân loại, bạn lại thấy
con người hợp tác để giúp đỡ nhau trong thiên tai,
cộng đồng cùng chung sức giải quyết các vấn đề xã hội, cùng
đấu tranh vì một thế giới tốt đẹp hơn — sự khôn ngoan của đám đông!
Nhưng tại sao một số đám đông lại trở nên điên cuồng, hoặc khôn ngoan?
Không có lý thuyết nào có thể giải thích mọi thứ, nhưng tôi tin
lĩnh vực nghiên cứu khoa học mạng lưới có thể giúp ta tìm ra câu trả lời!
Và ý chính của thuyết này như sau: để có thể hiểu về đám đông,
ta không nên nhìn vào những cá nhân, mà nên nhìn vào... ...những sự kết nối của họ.
Hãy vẽ 1 mạng lưới! Mỗi một kết nối biểu thị một tình bạn giữa 2 người Vẽ 1 kết nối. gạch để    xóa mời bạn nghịch thoải mái, khi nào xong thì tiếp tục nào
Quan hệ xã hội không chỉ là chuyện vẽ vời cho vui. Người ta còn dựa vào các mối quan hệ của mình để hiểu về thế giới xung quanh. Ví dụ, mọi người nhìn vào bạn bè, đồng nghiệp mình để tìm ra bao nhiêu % trong số bạn bè của họ (không tính bản thân) là những kẻ say xỉn. Vẽ/xóa kết nối, và quan sát điều gì xảy ra!
Ok, đã hiểu. Tuy nhiên, quan hệ xã hội có thể đánh lừa con người. Cũng như việc Trái đất có vẻ là phẳng vì chúng ta sống trên nó, con người có thể hiểu sai về xã hội bởi vì họ ở bên trong nó.
tùy ý tài liệu tham khảo ↑
↓ liên kết ngoài

Ví dụ, một nghiên cứu năm 1991 chỉ ra rằng “hầu hết mọi sinh viên khai rằng bạn bè của họ uống rượu nhiều hơn họ.” Nhưng điều đó là không thể! Làm sao có thể như vậy? Bạn sắp tự mình tìm ra câu trả lời, bằng cách vẽ một mạng lưới. Đã đến lúc để ĐÁNH LỪA MỌI NGƯỜI
GIẢI ĐỐ!
Hãy lừa mọi người để họ suy nghĩ rằng phần lớn bạn bè của họ (ít nhất đạt ngưỡng 50%) là những kẻ say xỉn (mặc dù những người bình thường đông gấp đôi!)
ĐÃ LỪA: trong số 9 người Chúc mừng! Bạn đã khiến một nhóm sinh viên tin vào sự thịnh hành của một xã hội thiếu lành mạnh! Tốt lắm! ...ờờờ...xin cảm ơn? Cái bạn vừa tạo ra được gọi là "Ảo Tưởng Số Đông", nó cũng giải thích cho việc người ta nghĩ rằng ai cũng theo tư tưởng chính trị của mình, hoặc tại sao sự phổ biến của chủ nghĩa cực đoan được thổi phồng trong tưởng tượng nhiều người. Sự điên rồ. Nhưng người ta không chỉ đứng đó quan sát một cách thụ động ý tưởng và hành vi của người khác, mà họ còn chủ động làm theo. Nên bây giờ, hãy tìm hiểu cái thứ mà các nhà khoa học mạng lưới gọi là... “Sự lây lan!”
Hãy tạm gác lại các "ngưỡng" một lúc. Ở bên dưới: chúng ta có một người với một số thông tin. Một số thông tin sai lệch. "Tin vịt", như cách gọi của giới trẻ ngày nay. Và mỗi ngày, người đó loan tin, như một con virus, đến bạn bè của người đó. Rồi những người đó lại báo cho bạn bè của họ. Cứ như vậy.
Bắt đầu mô phỏng!
(ghi chú: bạn không thể vẽ khi quá trình mô phỏng đang thực hiện)
Lưu ý: mặc dù có cái tên khá tiêu cực, "sự lây lan" có thể tốt hoặc xấu (hoặc trung lập hay mơ hồ). Có bằng chứng thống kê rõ ràng rằng hút thuốc, sức khỏe, hạnh phúc, xu hướng biểu quyết và mức độ hợp tác đều có khả năng lây nhiễm -- và có cả các chứng minh rằng sự tự sát và xả súng hàng loạt cũng vậy. đáng rầu nhỉ?
Thật sự thì đúng là vậy. Dù sao thì, đã đến lúc GIẢI ĐỐ!
Vẽ một mạng lưới & chạy mô phỏng, để cho mọi người bị ảnh hưởng bởi "sự lây lan".
(luật mới: bạn không thể xóa các kết nối dày)
Quá tuyệt luôn!
Sự lây lan điên cuồng này được gọi là "thác thông tin". Newton thất bại vì một thác thông tin như vậy vào năm 1720. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 xảy ra cũng vì thế.

Tuy nhiên: mô phỏng này không đúng. Hầu hết ý tưởng không phát tán như virus. Với nhiều tín ngưỡng và hành vi, bạn cần "tiếp xúc" với sự lây lan nhiều hơn một lần để bị "nhiễm". Vì vậy, các nhà khoa học mạng lưới đã nảy ra một cách mô tả mới, tốt hơn cho việc diễn đạt sự phát tán ý tưởng/hành vi, và họ gọi nó là... “Sự lây lan phức tạp!”
Hãy quay trở lại ví dụ về "ngưỡng" và say xỉn ! Lưu ý là mô phỏng mà bạn chạy lần đầu tiên không khiến người thường trở nên say xỉn.

Bây giờ hãy mô phỏng chuyện xảy ra khi mọi người bắt đầu uống rượu nếu 50%+ bạn bè của họ uống! Trước khi bắt đầu, bạn hãy tự hỏi điều gì sẽ xảy ra.

Giờ hãy chạy mô phỏng và xem thực hư thế nào!
Không giống như sự lây lan "tin vịt" trước đó , sự lây lan này không ảnh hưởng đến tất cả! Vài người đầu tiên bị "nhiễm", vì mặc dù họ chỉ tiếp xúc với 1 người say, người đó chiếm tới 50% số bạn của họ. (phải, họ cô đơn) Ngược lại, người gần cuối của chuỗi không bị "nhiễm", vì mặc dù họ tiếp xúc với một người bạn say xỉn, người bạn đó không đạt ngưỡng 50% tổng số bạn bè.
Số phần trăm tương đối của những người bạn bị "nhiễm" có ảnh hưởng lớn trong trườn hợp này. Đó là sự khác nhau giữa thuyết lây lan phức tạp, và thuyết lây-lan-như-virus đơn giản (bạn có thể nghĩ "lây lan đơn giản" chỉ là sự lây lan với ngưỡng 0%)
Tuy nhiên, sự lây lan chưa chắc đã là xấu — vậy là ta đã nói đủ về sự điên cuồng đám đông, thế còn... ...sự khôn ngoan của đám đông?
Ở đây, chúng ta có một người làm thiện nguyện. Chẳng hạn như việc cứu hộ bão lũ, hoặc dạy trẻ em bị thiệt thòi ở cộng đồng địa phương, hoặc một việc nghĩa hiệp đại loại thế. Mấu chốt là, đây là sự lây lan "tốt". Lần này, ta để ngưỡng ở 25% — mọi người sẵn sàng tình nguyện, nhưng chỉ khi ít nhất 25% số bạn bè của họ cùng làm. Này, thiện chí thì cũng cần ít khuyến khích của xã hội chứ.

← Hãy làm cho mọi người "nhiễm" cái thiện!
LƯU Ý: Tình nguyện chỉ là một trong nhiều sự lây lan phức tạp! Ngoài ra còn có: đi bầu cử, phát triển thói quen sống, thách thức niềm tin cá nhân, dành thời gian tìm hiểu cặn kẽ một vấn đề — bất cứ việc gì mà cần nhiều hơn một lần "tiếp xúc". Lây lan phức tạp không nhất thiết là khôn ngoan, nhưng quá trình trở nên khôn ngoan là một sự lây lan phức tạp.
(Vậy trong đời thực, ví dụ của sự lây lan đơn giản là gì? Thường là những dữ kiện vặt như, "chồn possum có 13 núm vú") Để thực sự diễn đạt sức mạnh và sự kì lạ của lây lan phức tạp, hãy quay lại... ...một câu đố trước đây
Nhớ cái này không? Lần này là với lây lan phức tạp , nó sẽ khó hơn một tẹo...
Thử "lây nhiễm" mọi người với trí khôn phức tạp!
(cứ tự nhiên ấn 'bắt đầu mô phỏng' và thử bao nhiêu lần cũng được) QUÁ ĐÃ
Có thể bạn nghĩ là chỉ cần thêm các kết nối để phát tán bất kì sự lây lan nào, dù nó là sự lây lan "phức tạp" hay "đơn giản", tốt hay xấu, khôn hay điên. Liệu có thật là như vậy? Hãy quay lại với... ...một câu đố khác trước đó
Nếu bạn bắt đầu mô phỏng, sự lây lan phức tạp sẽ phát tán ra khắp nơi. Không có gì bất ngờ. Nhưng bây giờ, hãy làm ngược lại tất cả những gì chúng ta đã làm trước đó: vẽ một mạng lưới để chống lại sự lây lan ra tất cả mọi người!
Bạn thấy không? Trong khi thêm kết nối luôn tăng sự phát tán của ý tưởng đơn giản, việc thêm kết nối có thể làm giảm sự phát tán của ý tưởng phức tạp! (khiến bạn suy gẫm về mặt trái của internet, phải không?) Và đây không chỉ là vấn đề trên lý thuyết. Nó có thể trở thành vấn đề sống... ...hoặc chết.
Những người làm việc ở NASA là những người thông minh. Họ dùng các lý thuyết của Newton để đưa ta lên gặp chị Hằng. Nhưng, vào năm 1986, mặc cho sự cảnh báo từ các kỹ sư, họ phóng tàu con thoi Challenger, nó đã phát nổ và khiến 7 người thiệt mạng. Nguyên nhân trực tiếp: Sáng hôm đó trời quá lạnh.
Nguyên nhân sâu xa hơn: các nhân viên quản lý đã không nghe theo lời cảnh báo của các kỹ sư. Vì sao? Vì tư duy tập thể. Khi một nhóm người có quan hệ quá mật thiết (như những người ở các vị trí lãnh đạo), họ thường sẽ chống lại những ý tưởng phức tạp đi ngược lại quan điểm hoặc cái tôi của họ.
Vậy nên, đó là cách mà một tổ chức có thể rơi vào tình trạng điên rồ của đám đông. Nhưng làm sao để ta có thể "sắp đặt" cho sự khôn ngoan của đám đông diễn ra? Nói ngắn gọn, ta cần 2 thứ: Liên kết & Bắc cầu
← Quá ít sự kết nối, ý tưởng không thể truyền đi.
Quá nhiều sự kết nối, và bạn sẽ bị tư duy tập thể.
Hãy vẽ một nhóm chỉ cần vừa đủ liên kết để ý tưởng phức tạp lan rộng!
Thật đơn giản! Số lượng kết nối trong một nhóm được gọi là vốn xã hội liên kết. Thế còn những sự kết nối ...giữa các nhóm? Có thể bạn đã đoán được, số lượng các kết nối giữa các nhóm được gọi là vốn xã hội bắc cầu. Yếu tố này quan trọng vì nó giúp các nhóm thoát khỏi cái phòng cách âm của họ!
Hãy xây dựng một chiếc cầu, để "nhiễm" mọi người với trí khôn phức tạp:
Tương tự như liên kết, bắc cầu cũng có một điểm hoàn hảo. (thử thách thêm: thử vẽ một cái cầu dày đến mức sự lây lan phức tạp không thể xảy ra!) Giờ chúng ta đã biết cách "thiết kế" những sự kết nối bên tronggiữa các nhóm, hãy... ...làm CẢ HAI cùng một lúc! CÂU ĐỐ CUỐI!
Vẽ các kết nối bên trong nhóm (liên kết) và giữa các nhóm (bắc cầu) để lây lan sự khôn ngoan cho toàn bộ đám đông:
Chúc mừng, bạn vừa vẽ một loại mạng lưới rất đặc biệt! Mạng lưới với sự phối hợp tốt của liên kết và bắc cầu là rất quan trọng, và được gọi là “Mạng lưới Small-world”
"Thống nhất mà không đồng nhất". "Đa dạng mà không chia rẽ". "E Pluribus Unum: từ nhiều, thành một".
Không quan trọng nó được diễn tả thế nào, con người ở các thời điểm lịch sử và văn hóa khác nhau thường cùng đến với một bài học: một xã hội lành mạnh cần sự kết hợp hoàn hảo của liên kết bên trong nhóm và cầu nối giữa các nhóm. Nghĩa là:
Không phải cái này...
(vì ý tưởng không thể lan truyền)
hay cái này...
(vì sẽ tạo thành tư duy tập thể)
...mà là CÁI NÀY: Các nhà khoa học mạng lưới có một định nghĩa toán học về bài học lâu đời này: Mạng lưới Small-world. Sự kết hợp tối ưu của liên kết và bắc cầu phản ánh cơ chế kết nối giữa các tế bào thần kinh, thúc đẩy sáng tạo tập thể và giải quyết vấn đề tập thể, và ngay cả đã có lần nó đã giúp tổng thống Mỹ John F. Kennedy (vừa đủ) tránh chiến tranh hạt nhân! Vậy nên, dù được gọi là "thế giới nhỏ" ("Small-world") nhưng đây lại là một vấn đề lớn. Ok, hãy tóm gọn lại nào...
(pst... Muốn biết một bí mật không?) Sự lây lan: đơn giản phức tạp Màu sắc của sự lây lan: Chọn công cụ... Kết nối Người thường Người "bị ảnh hưởng" Kéo/thả người Xóa người XÓA TẤT CẢ (...hoặc, dùng phím tắt!) [1]: Người thường     [2]: Người "bị ảnh hưởng"
[Space]: Kéo/thả     [Backspace]: Xóa
KẾT LUẬN: tất cả đều quy về...
Sự lây lan & Sự kết nối
Sự lây lan: Như cách tế bào thần kinh truyền tín hiệu trong não, con người truyền tư tưởng & hành vi trong xã hội. Chúng ta không chỉ tác động đến bạn bè ta, chúng ta còn tác động đến bạn của bạn bè, và kể cả bạn của bạn của bạn bè! (giống như câu nói “hãy trở thành sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới”, v.v.) Nhưng cũng như tế bào thần kinh, không chỉ có tín hiệu là thứ quan trọng, mà còn là...
Sự kết nối: Quá ít sự kết nối thì ý tưởng phức tạp không thể lan rộng. Quá nhiều sự kết nối thì ý tưởng phức tạp sẽ bị chà đạp bởi tư duy tập thể. Cái khó là làm sao tạo ra được mạng lưới small-world, với sự kết hợp tối ưu của liên kết và bắc cầu: e pluribus unum.
(Muốn tạo ra mô phỏng của riêng bạn? hãy thử chế độ Sân Chơi Riêng, bằng cách nhấn nút (★) bên dưới!)
Thế còn câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra từ ban đầu? Vì sao một số đám đông trở nên...
...khôn ngoan và/hay điên cuồng?
Từ Newton đến NASA cho đến
khoa học mạng lưới, chúng ta đã đề cập đến được nhiều thứ
trong ngày hôm nay. Tóm lại, sự điên cuồng của đám đông
không nhất thiết là vì các cá thể độc lập, mà vì cách chúng
ta bị mắc kẹt trong một mạng lưới.
Điều đó KHÔNG có nghĩa là ta có thể chối bỏ trách nhiệm cá nhân, vì
chính chúng ta cũng là người góp phần dệt nên mạng lưới đó. Vì thế, hãy cải thiện
sự lây lan của bạn: hãy trở nên hoài nghi về những ý tưởng
tâng bốc bạn, bỏ thời gian ra để hiểu những ý tưởng phức tạp.
Và, hãy cải thiện các kết nối của bạn: liên kết với những người cùng tư tưởng, nhưng cũng xây cầu nối bắc qua sự phân chia văn hóa, chính trị.
Chúng ta có thể dệt nên một mạng lưới đầy khôn ngoan trí tuệ. Tất nhiên
việc đó khó hơn là vẽ vời nghịch ngợm trên màn hình, nhưng kết quả của nó thì... ...thật xứng đáng biết bao.
“Những khúc khải hoàn và tấn bi kịch trong lịch sử được tạo ra, không phải vì người ta căn bản là tốt hoặc căn bản là xấu, mà là vì người ta căn bản là người.”
~ Neil Gaiman & Terry Pratchett
<3
Được tạo bởi:
NICKY CASE
xem những tác phẩm khác của tôi · theo dõi tôi trên Twitter

Xin cảm ơn
NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ỦNG HỘ TÔI
xem tên & bức vẽ về họ · xem những người thử nghiệm
giúp tôi làm thêm nhiều tác phẩm hơn! <3

♫ Bài nhạc được sử dụng trong tác phẩm này: "Friends 2018" and "Friends 2068" của Komiku
</> Tác phẩm Crowds này hoàn toàn mã nguồn mở

WIN bắt đầu mô phỏng đặt lại & vẽ lại Các bản dịch do fan làm: What the, no fan-made translations exist yet?! (tạo một bản dịch)

Phản hồi nhanh về sách của James Surowiecki: Trí khôn của đám đông

Trước hết, tôi không chê bai gì cuốn sách này. Đây là một sách hay, và Surowiecki cũng cố trả lời câu hỏi như tôi: “vì sao có đám đông trở nên điên cuồng, hoặc khôn ngoan?”

Câu trả lời của Surowiecki: đám đông đưa ra quyết định đúng đắn khi mọi người độc lập nhất có thể. Ông ấy đưa ra câu chuyện về một hội chợ, nơi người dân được mời để đoán cân nặng của một con bò. Ngạc nhiên thay, giá trị dự đoán trung bình của tất cả mọi người là chính xác hơn dự đoán của bất kì một cá nhân nào. Nhưng đây mới là vấn đề: mọi người phải đoán độc lập với nhau. Nếu không thì, họ sẽ bị ảnh hưởng bới những dự đoán sai trước đó, và giá trị trung bình sẽ thay đổi đáng kể.

Tuy nhiên... Tôi không nghĩ "khiến mọi người độc lập nhất có thể" là câu trả lời đầy đủ. Kể cả các thiên tài, người chúng ta thường đánh giá nhầm là những người nghĩ độc lập nhất, cũng vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những người khác. Như Isaac Newton từng nói, “Nếu tôi có thể nhìn xa hơn, đó là vì tôi đang đứng trên vai những người khổng lồ.”

Thế ý tưởng nào mới đúng? Sự khôn ngoan có đến từ việc nghĩ cho chính mình, hay nghĩ với mọi người? Câu trả lời là: "có".

Đây chính là điều tôi muốn giải thích trong phần mở rộng này: làm thế nào để đạt được điểm hoàn hảo giữa độc lập và phụ thuộc — nghĩa là, làm sao để có được một đám đông khôn ngoan.

Có những loại kết nối nào khác?

Để cho đơn giản, sự mô phỏng của tôi giả định rằng con người chỉ có thể kết nối qua tình bạn, và tình bạn nào cũng như nhau. Nhưng những nhà khoa học mạng lưới cũng xem xét các kết nối khác, như là:

Kết nối một chiều. Alice là sếp của Bob, nhưng Bob nào phải là sếp của Alice. Carol là phụ huynh của Dave, nhưng Dave không phải phụ huynh của Carol. "Sếp" & "phụ huynh" là các quan hệ đơn phương: mối quan hệ chỉ đi theo 1 chiều. Ngược lại, "bạn bè" là quan hệ song phương: mối quan hệ đi theo cả 2 chiều. (à thì, hy vọng thế)

Kết nối có trọng số. Elinor và Frankie chỉ là người quen. George và Harry là bạn vào sinh ra tử. Mặc dù đều có "tình bạn" trong cả 2 trường hợp, cái thứ hai mạnh hơn. Chúng ta nói rằng 2 kết nối này có "trọng lượng" khác nhau.

Hãy nhớ: tất cả những mô phỏng này đều không đúng. cùng một lý do với mọi bản đồ đều "không đúng". Bạn có thấy bản đồ bên trái? Các tòa nhà thật không phải những khối màu xám vô nghĩa! Các địa danh không nổi trên thành phố! Tuy nhiên, bản đồ hữu dụng không phải vì chúng đúng y như thật, mà chúng được đơn giản hóa. Tương tự với việc mô phỏng, hoặc bất cứ lý luận khoa học nào. Tất nhiên chúng "không đúng" — đó là lý do chúng có ích.

Có những loại lây lan nào khác?

Có rất rất nhiều cách để các nhà khoa học mạng lưới mô phỏng "sự lây lan"! Tôi đã lấy cái đơn giản nhất, cho mục đích giáo dục. Nhưng đây là một số cách khác:

Sự lây lan ngẫu nhiên. "Tiếp xúc" với sự lây lan không đảm bảo bạn bị nhiễm, nó chỉ tăng khả năng lây nhiễm.

Mỗi người có ngưỡng lây lan khác nhau. Mô phỏng của tôi giả định rằng mỗi người có cùng một ngưỡng cho say xỉn (50%) hay trở thành tình nguyện viên (25%) hay tung tin đồn nhảm (0%). Tất nhiên, nó không đúng ngoài đời thực, và bạn có thể điều chỉnh mô phỏng cho đúng hơn.

Một hệ sinh thái của sự lây lan. Vậy nếu có nhiều sự lây lan, với các ngưỡng khác nhau? Ví dụ, một sự lây lan "điên rồ" đơn giản và một sự lây lan "không ngoan" phức tạp. Nếu có người bị nhiễm "điên rồ", liệu họ có thể bị ảnh hưởng bởi "khôn ngoan"? Hay ngược lại? Liệu có ai có thể bị nhiễm cả hai?

Sự lây lan có đột biến và tiến hóa. Ý tưởng không được truyền tải hoàn hảo từ người này sang người kia như virus. Cũng như trò chơi Tin Truyền Miệng, thông tin thường bị thay đổi với mỗi lần kể lại — và đôi lúc thông tin đột biến lại dễ lây nhiễm hơn cả nguyên bản! Vì thế, qua thời gian, ý tưởng "tiến hóa" thành bắt tai hơn, dễ sao chép hơn, dễ lây nhiễm hơn.

Tôi muốn tìm hiểu thêm! Còn gì tôi có thể đọc hoặc chơi chăng?

Phần mở rộng này chỉ là bàn đạp cho trí tò mò của bạn, để bạn có thể lặn sâu hơn trong biển kiến thức! Đây là một số thứ về mạng lưới và hệ thống xã hội:

Sách: Connected của Nicholas Christakis và James Fowler (2009). Tài liệu tham quan dễ đọc cho thấy mạng lưới có thể ảnh hưởng ta tốt xấu thế nào. Trích đoạn: Preface & Chapter 1

Tương tác: The Evolution of Trust của Nicky Case (tôi) (2017). Một trò chơi vận dụng lý thuyết trò chơi nói về sự hợp tác được tạo ra hay...phá hủy thế nào.

Tương tác: Parable of the Polygons của Vi Hart và Nicky Case (vẫn là tôi) (2014). Câu chuyện về làm sao những lựa chọn vô hại lại dẫn đến một thế giới độc hại.

Hoặc nếu bạn muốn thấy hết toàn thể bộ sưu tập về tài liệu giáo dục tương tác, đây là Explorable Explanations, một nơi để chơi mà học!

“Hầu hết mọi sinh viên khai rằng bạn bè của họ uống rượu nhiều hơn họ.”

“Biases in the perception of drinking norms among college students” của Baer và các tác giả khác (1991)

“Ảo tưởng số đông”

“The Majority Illusion in Social Networks” của Lerman và các tác giả khác (2016).
Có liên quan: The Friendship Paradox.

“Có bằng chứng thống kê rõ ràng rằng hút thuốc, sức khỏe, hạnh phúc, xu hướng biểu quyết và mức độ hợp tác đều có khả năng lây nhiễm”

Từ quyển sách tuyệt vời và dễ đọc của Nicholas Christakis and James Fowler's, Connected (2009).

“và có cả các chứng minh rằng sự tự sát cũng có khả năng lây nhiễm”

“Suicide Contagion and the Reporting of Suicide: Recommendations from a National Workshop” của O'Carroll và các tác giả khác (1994), được ủng hộ bởi Centers for Disease Control & Prevention (CDC).

“và có cả các chứng minh rằng các vụ xả súng hàng loạt cũng có khả năng lây nhiễm”

“Contagion in Mass Killings and School Shootings” của Towers và các tác giả khác (2015).

Tham khảo thêm: chiến dịch vận động Don't Name Them khuyến cáo các thông tấn xã KHÔNG NÊN đăng tải tên tuổi, tuyên bố và các trang mạng xã hội của các tội phạm giết người hàng loạt. Làm như vậy sẽ tăng sự lây nhiễm của các ý tưởng của họ. Thay vì vậy, các thông tấn xã nên tập trung đưa tin về nạn nhân, cảnh sát, cứu thương, những thường dân quả cảm, cũng như quá trình thương tiếc và phục hồi của cộng đồng.

“Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.”

“Lemmings of Wall Street” của Cass Sunstein, tài liệu đọc nhanh, không có nhiều khái niệm chuyên môn. Ấn hành vào tháng 10 năm 2008, ngay sau khi vụ khủng hoảng xảy ra.

“Lý thuyết về sự lây lan phức tạp.”

“Threshold Models of Collective Behavior” của Granovetter (1978), tài liệu này đánh dấu lần đầu tiên, theo như tôi biết, việc miêu tả một mô hình "lây lan phức tạp" (mặc dù tác giả không dùng cùng một cụm từ đó).

“Complex Contagions and the Weakness of Long Ties” của Centola & Macy (2007), tài liệu này đặt ra cụm từ "lây lan phức tạp", và cho thấy những điểm khác biệt quan trọng giữa khái niệm đó và "lây lan đơn giản".

“Evidence for complex contagion models of social contagion from observational data” của Sprague & House (2017) chứng minh rằng sự lây lan phức tạp có xuất hiện (ít nhất là trong các dữ liệu mạng xã hội mà họ nghiên cứu).

Sau cùng, “Universal behavior in a generalized model of contagion” của Dodds & Watts (2004) đề xướng một mô hình thống nhất tất cả các loại lây lan: đơn giản, phức tạp, qua cơ chế sinh học cũng như cơ chế xã hội!

“chồn opossum có 13 núm vú”

12 cái xếp thành vòng tròn + 1 cái ở giữa

“Tư duy tập thể”

Cụm từ có cảm hứng từ Orwell này được đặt ra bởi Irving L. Janis vào 1971. Trong tài liệu gốc của ông, Janis nghiên cứu các trường hợp tư duy tập thể, liệt kê các nguyên nhân, và — may thay — liệt kê một số giải pháp.

“vốn xã hội liên kết và vốn xã hội bắc cầu”

Hai loại vốn xã hội — "liên kết" và "bắc cầu" — được đặt tên bởi Robert Putnam trong quyển sách sâu sắc của ông vào năm 2000, Bowling Alone. Khám phá của ông: Thông qua hầu hết tất cả các tiêu chuẩn có thể quan sát về sự gắn kết xã hội, Người Mỹ hiện nay cô đơn hơn bao giờ hết. Trời ạ.

“vốn xã hội bắc cầu có một điểm hoàn hảo”

“The Strength of Weak Ties” của Granovetter (1973) cho thấy liên kết giữa các nhóm hỗ trợ sự lây lan đơn giản (như truyền thông tin), nhưng “Complex Contagions and the Weakness of Long Ties” của Centola & Macy (2007) cho thấy liên kết giữa các nhóm có thể không hỗ trợ sự lây lan phức tạp, mà thực vậy, chúng còn có thể hạn chế sự lây lan!

“Mạng lưới small-world (thế giới nhỏ bé)”

Ý tưởng về "thế giới nhỏ bé" được nhiều người biết đến qua thí nghiệm của Travers & Milgram vào 1969, thí nghiệm cho thấy rằng, tính trung bình, hai người Mỹ bất kỳ nào cũng chỉ cách nhau bằng 6 mối quan hệ bạn bè — "sáu độ cách biệt"!

Mạng lưới small-world được bổ sung thêm cơ sở toán học với “Collective dynamics of small-world networks” của Watts & Strogatz (1998), tài liệu này đặt ra một thuật toán để tạo ra mạng lưới với khoảng cách liên kết thấp (độ cách biệt thấp) và độ tập trung cao (nhiều người bạn là bạn chung của nhau) — đây cũng chính là một mạng lưới đạt được điểm hoàn hảo!

Bạn cũng có thể chơi với phần mềm tương tác mô phỏng tài liệu đó của Bret Victor (2011).

“[Mạng lưới small-world] mô tả cách các tế báo thần kinh kết nối”

“Small-world brain networks” của Bassett & Bullmore (2006).

“[Mạng lưới small-world] thúc đẩy sáng tạo tập thể”

“Collaboration and Creativity: The Small World Problem” của Uzzi & Spiro (2005). Tài liệu này phân tích mạng lưới xã hội của các nhóm nghệ sỹ Broadway trong một thời gian dài và phát hiện ra rằng, đúng vậy, mạng lưới có tính sáng tạo cao nhất khi nó là loại mạng lưới "small-world"!

“[Mạng lưới small-world] thúc đẩy giải quyết vấn đề tập thể”

Xem tài liệu “Social Physics” của Giáo Sư MIT Alex "Sandy" Pentland (2014) về một phương pháp tiếp cận trí thông minh tập thể trên cơ sở dữ liệu.

“[Mạng lưới small-world] giúp tổng thống Mỹ John F. Kennedy (vừa đủ) tránh chiến tranh hạt nhân!”

Bên cạnh vụ nổ phi thuyền Challenger của NASA, ví dụ nổi tiếng nhất về tư duy tập thể là sự kiện Vịnh Con Lợn. Năm 1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy và đội ngũ cố vấn của ông tin rằng — bằng cách nào đó — sẽ thật tuyệt vời nếu họ bí mật xâm lược Cuba và lật đổ Fidel Castro. Họ thất bại. Thật ra, còn tệ hơn cả thất bại: Nó dẫn đến Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba năm 1962, lúc thế giới phải đối mặt gần nhất với chiến tranh hạt nhân.

Thế đó, JFK thật sự đã làm rối tung mọi chuyện.

Tuy nhiên, với bài học rút ra từ vụ Vịnh Con Lợn, JFK cải tổ đội ngũ của ông để tránh tư duy tập thể. Tiêu biểu là, ông ấy: 1) tích cực khuyến khích mọi người phê bình đánh giá, qua đó làm giảm "ngưỡng lây nhiễm" để các ý tưởng khác nhau được phát triển và 2) ông ấy chia nhỏ đội ngũ của mình thành các nhóm nhỏ trước khi họp mặt toàn bộ, điều đó khiến nhóm của ông được thiết kế theo mô hình mạng lưới "small-world"! Tựu chung lại, sự sắp xếp này cho phép các ý kiến đa dạng hơn, mà lại không quá chia rẽ — sự khôn ngoan của đám đông.

Và thế là, cũng cùng với những cá thể tạo ra sự kiện Vịnh Con Lợn, nhưng được cải tổ tập thể để giải quyết vụ Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba... Nhóm của Kennedy đã đạt được thỏa thuận hòa bình với người lãnh đạo Xô Viết - Nikita Khrushchev. Liên Xô sẽ loại bỏ tên lửa của họ khỏi Cuba, bù lại, Mỹ phải hứa không được xâm chiếm Cuba nữa. (và cũng đồng ý, trong bí mật, loại bỏ tên lửa Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ)

Và đó là câu chuyện về lần cả nhân loại suýt chết. May mà có một mạng lưới "small-world" cứu vãn được tình hình! Đại loại là thế.

Bạn có thể đọc thêm về chuyện này trên trang Harvard Business Review, hoặc từ tài liệu gốc về tư duy tập thể.

“Chúng ta không chỉ tác động đến bạn bè ta, chúng ta còn tác động đến bạn của bạn bè, và kể cả bạn của bạn của bạn bè!”

Một lần nữa, từ quyển sách tuyệt vời của Nicholas Christakis và James Fowler, Connected (2009).

“hãy hoài nghi về những ý tưởng tâng bốc bạn”

đúng vậy, kể cả các ý tưởng bên trong phần mở rộng này.

★ Chế độ Sân Chơi Riêng ★

Bạn có thể dùng các phím tắt (1, 2, space, backspace) ở mọi câu đố, không chỉ ở chế độ Sân Chơi Riêng! Thật đấy, quay lại một chương nào đó thử xem, và thay đổi mô phỏng ngay tại chỗ đó nữa. Thật ra, đó chính là cách tôi tạo ra những câu đố ấy. Chơi vui!